12 bức ảnh làm thay đổi thế giới

Mỗi tấm ảnh luôn có ngôn ngữ riêng hay ít ra cũng có thể thay thế được cả ngàn lời muốn nói. 12 tấm ảnh dưới đây luôn sáng bóng một màu thời gian. Tác dụng của chúng không chỉ nằm trong khung kính thưởng lãm mà còn có giá trị góp phần làm thay đổi thế giới, làm lộ ra những lớp rỉ sét bên trong khung thép hào nhoáng của xã hội.

1. Bức ảnh tôn vinh Phóng viên chiến trường


"Bãi biển Omaha, Normandy, Pháp", Robert Capa, 1944

"Nếu bức ảnh của bạn chưa tốt đó là do bạn đứng không gần chủ thể", đó là câu nói nổi tiếng của nhiếp ảnh gia Robert Capa, phóng viên chiến trường lẫy lừng. Đó là ngày 6/6/1944, ngày quân Đồng minh đổ bổ vào bãi biển Ohama và Robert Capa đã dùng đủ 4 cuộc phim của mình ghi lại những thời khắc không thể nào quên của những ngày cuối cùng đệ nhị thế chiến.

Ông đứng dưới làn đạn và chụp tiệm cận những người lính bộ binh đang anh dũng chiếm lĩnh dần từng phân vuông bờ biển với bức tường lửa trước mặt.

Bức ảnh này đã làm khơi dậy niềm tự hào của những phóng viên chiến trường và thúc đẩy họ lao vào cuộc chiến như những người chiến sỹ.

Tobert Capa mất tại Việt Nam năm 1954 thời kỳ kháng chiến chống Pháp. Ông hy sinh do giẫm phải mìn ở Thái Bình.

2. Bức ảnh chân dung khắc đậm nét u hoài


"Bà mẹ di cư", Dorothea Lange, 1936

Có thể sau đó còn rất nhiều bức chân dung thể hiện rất nhiều tầng cảm xúc ra đời nhưng bức ảnh này nằm ở phần ấn tượng đầu tiên về khắc họa chân dung. Người mẹ và đàn con bơ vơ vì mất chồng, mất cha.

Người đàn bà tên Florence Owens Thompson, chồng bà vừa chết vì bệnh lao để lại 7 đứa con thơ. Vẻ mặt của người đàn bà và những cái đầu gục xuống bờ vai đã gây nên một sự thương tiếc lớn lao và cũng trở thành món hàng để ngã giá trên bàn cờ chính trị nước Mỹ khi ấy. Cho dù sau đó được giúp đỡ nhưng bà mẹ và 7 đứa con cũng ra đi khỏi trại tị nạn và phải đến 40 năm sau mới chịu xuất hiện lại trên báo chí.

3. Bức ảnh tả rõ bộ mặt chiến trường


"Xác người trong ngày đầu tiên của trận chiến, Gettysburg, Pennsylvania", Mathew Brady, 1863

Những xác người, bầu trời xám xịt... những bức ảnh đầu tiên về chiến tranh được chụp khi máy ảnh mới ra đời. Mathew Brady, một người đã mất tất cả, tiền bạc, gia đình... quyết định gia nhập quân đội theo tiếng gọi của đôi chân. Ông cầm máy và ghi lại những khoảnh khắc khó quên của cuộc nội chiến Mỹ.

4. Bức ảnh làm kết thúc cuộc chiến


"Tướng quân đội Sài Gòn bắn chết một chiến sĩ giải phóng", Eddie Adams, 1968

Bức ảnh này đã gây sửng sốt cho toàn thế giới vào năm 1968 và chỉ một năm sau đã mang đến cho Eddie Adams giải thưởng Pulitzer.

Đó là hình ảnh tướng quân đội Sài Gòn Nguyễn Ngọc Loan cầm súng ngắn tử hình chiến sĩ giải phóng Bảy Lốp hồi Tết Mậu Thân 1968.

5. Bức ảnh lãng mạn nhất


"Ngày chiến thắng, Quảng trường Thời Đại, 1945", Alfred Eisenstaedt, 1945

Đó là ngày 14/8/1945 khi tin tức quân Nhật đầu hàng Đồng minh loan về, nụ hôn của một chàng thủy thủ với cô y tá lên trang bìa rất nhiều trang báo để loan tin chiến thắng. Một nụ hôn tình cờ nhưng trong giờ phút lịch sử ấy, đó là chất xúc tác để làm nên một nụ hôn đi vào huyền thoại.

6. Bức ảnh làm nhấn chìm cả một nền công nghiệp


"Hindenburg", Murray Becker, 1937


Không phải bức ảnh về Titanic, cũng chẳng phải là Chernobyl... mà là vụ nổ khinh khí cầu Hindenburg vào ngày 6/51937 mới là bức ảnh gây kinh hoàng nhất.

Từ bức ảnh ấy mà cả ngành sản xuất khinh khí chìm nghỉm, đóng cửa vì biết chắc sẽ chẳng ai dám mua nó nữa. Phải mất một thời gian dài sau này khinh khí cầu mới xuất hiện trở lại nhưng không mạnh mẽ trong dáng vẻ của cả một nền công nghiệp.

7. Bức ảnh thiên nhiên đẹp nhất


"The Tetons - Snake River", Ansel Adams, 1942

Đây là bức ảnh mà gần 70 năm sau, gần 300 người với những máy ảnh chuyên nghiệp nhất cùng với những máy đo sáng tốt nhất, đứng cùng ở vị trí ấy, cùng thời điểm ấy mà... không chụp lại được.

Ansel Adams chụp bức ảnh này vào năm 1942 với một độ sáng của ngọn núi phía xa cùng sự uốn lượn của dòng sông trước mặt mà hậu thế phải lắc đầu lè lưỡi. Đó là một "Bài thơ tuyệt phẩm của thiên nhiên", là vinh dự mà không ai có thể có được một lần thứ hai.

8. Bức ảnh làm Che Guevera sống mãi



"Thi hài của Che Guevara", Freddy Alborta, 1967

Bức ảnh chụp Che ở Bolivia vào năm 1967 khi ông đã bị chết. Trước khi chôn cất ông vào một nơi bí mật, chính quyền Bolivia khi đó quyết định cho phóng viên vào chụp ảnh để họ chứng minh rằng Che đã chết.

Nhưng việc giết đi một huyền thoại là tạo cho dày thêm sức sống bất diệt của họ. Sau đó bức ảnh này loan đi toàn thế giới và tình cảm dành cho Che lại càng sống hơn bao giờ.

9. Thiên tài cũng là người


"Einstein thè lưỡi", Arthur Sasse, 1951

Bạn nghĩ trở thành một thiên tài có nghĩa tất cả mọi thứ sẽ không giống người thường? Nhầm đấy, hãy ngắm Einstein với cái lưỡi ló rạng ngay khóe môi, trông ông có khác nào một em bé?

10. Bức ảnh siêu thực



"Dalí Atomicus", Philippe Halsman, 1948

Cái siêu thực ở đây được ghép trong cái vô thực, trong cả một mớ hỗn độn được bày xếp, mọi thứ đều chuyển động.

11. Bức ảnh gây ngộ nhận


"Quái vật hồ Loch Ness", Ian Wetherell, 1934

Huyền thoại về hồ Loch Ness ở Scotland có con thủy quái từng làm bao người sợ hãi và mức độ kinh hoàng càng tăng cao khi Ian Wetherell tung bức ảnh của mình ra trước công chúng. Nhờ bức hình ấy mà cả một ngành du lịch thu lợi nhuận khổng lồ bởi sự tò mò của người dân.

Đến bây giờ vẫn chưa chứng thực được bức ảnh là ghép hay thật nhưng người ta chứng minh được chẳng có thủy quái nào ở cái hồ nổi tiếng ấy. Song một khi đã trở thành huyền thoại thì nó chẳng bao giờ sợ mất khách.

12. Bức ảnh ứng báo tương lai


"Le Violon d’Ingres", Man Ray, 1924

Trước khi có photoshop thì việc xử lý hình ảnh đã có... May Ray. Tất nhiên không phải ông dùng kỹ xảo nhưng ông là bậc thầy của môn tạo thị giác. Những bức ảnh của ông luôn trung thực nhưng bố cục, màu sắc, chủ thể luôn mang một thông điệp bổ sung nhau.

"Cây đàn violin" là một trong những tác phẩm để đời của ông, dựa trên sự mềm mại, thanh nhã, gợi cảm và quyến rũ của eo lưng người phụ nữ, gây một cảm giác hút mắt mỗi khi nhìn vào.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét